Mục lục - Bấm vào mục lục để đến phần cần xem
Nên chọn mua sáo trúc, sáo nứa Bắc, sáo nứa Nam hay sáo gỗ, sáo nhựa,…
Về cơ bản, mỗi loại đều có hình thức khác nhau, nhưng được khoét lỗ bấm và lỗ thổi tương tự nhau tùy theo tone và loại sáo 10 lỗ hay 6 lỗ. Sự khác nhau cơ bản là về âm sắc do đặc tính của chất trúc nứa và độ dày, độ to lòng. Sáo trúc thích với với tone trầm, sáo nứa Bắc thích hơn với tone trung và cao, sáo nứa Nam có thể làm nhiều tone khác nhau nhưng hạn chế 1 chút về âm sắc. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng cây nứa, trúc cụ thể nên đánh giá trên chỉ có tính tương đối. Để hiểu rõ hơn, các bạn đọc kỹ bài viết này của mình nhé!
Về hình thức các loại:
- Sáo Nứa Nam thường có màu trắng vàng sáng và đều màu, thường dài và thường dày hơn sáo nứa Bắc 1 chút.

- Sáo Nứa Bắc thường có màu sẩm hơn và có nhiều viết loang. Sáo nứa Bắc thường bị ngắn và mỏng hơn sáo nứa Nam và sáo trúc.

- Sáo trúc có các đốt ngắn và mắt trúc. Màu vỏ trúc có thể trắng vàng, hoặc hơi sẩm, nâu (hun khói) và cũng có thể có vết loang hoặc có thể là trúc tím màu đen.

Về âm thanh:
Trúc nứa loại nào, vùng nào cũng tùy từng cây, tùy vào độ dày, độ già, hay độ chắc. Những điều đó chịu ảnh hưởng bởi môi trường (đất, nước, ánh sáng,…) nơi cây trúc cây nứa mọc. Tuy vậy, nứa trúc của mỗi vùng cũng có những đặc điểm riêng biệt và nó ảnh hưởng đến âm thanh của cây sáo khi chế tạo thành phẩm.
Để có sáo âm thanh hay, nguyên liệu làm sáo phải có độ cứng, độ đanh, độ đàn hồi, độ dày, kích thước lòng phù hợp và lòng trong của trúc nứa phải được xử lý nhẵn.
- Sáo nứa Nam dẻo gần bằng trúc, nhưng thớ nứa không mịn như thớ trúc, nhìn qua thớ thấy sáo nứa Nam có thớ hơi xác, khi khoét cũng không mịn dao như sáo nứa Bắc và trúc. Vậy nên, sáo nứa Nam thường được đánh giá âm thua sáo nứa Bắc ở tone trung và cao và thua sáo trúc ở tone trầm. Lòng trong của sáo nứa Nam thường có lớp màng mềm và phản xạ âm kém, nên âm sáo nứa Nam thường kém vang hơn.
- Sáo nứa Bắc thường có độ đàn hồi, phản xạ âm cao nhất, nên sáo nứa Bắc rất tốt để làm sáo, đặc biệt là sáo tone trung và tone cao như sáo Đô C5, sáo Si B4 hay sáo Rê cao D5, … Sáo nứa Bắc có âm vang, ấm, đầm tiếng, lên nốt cao dể và tiếng sáo sắc sảo. Sáo nứa Bắc được đánh giá là tốt nhất cho âm thanh của sáo. Tuy nhiên, nứa Bắc hiện đang khan hiếm và đặc biệt rất hiếm nứa Bắc để làm sáo tone trầm.
- Sáo trúc thường dày và thớ trúc nhỏ mịn, trúc dẻo hơn và có độ đàn hồi, phản xạ âm không cao bằng nứa. Do vậy, trúc thích hợp hơn để làm sáo tone trầm như sol trầm G4 hoặc Fa trầm F4 hoặc làm tiêu bởi trúc dày và đường kính lòng thường to hơn nên dể chọn để làm sáo tone trầm hơn. Sáo trúc cho âm êm và nhẹ nhưng hơi kém vang 1 chút. Sáo trúc thường bị lệch quảng nhẹ vì lòng trúc không đều do các mắt trúc. Do vậy, cần xử lý kỹ lòng trong của trúc trước khi làm sáo và tấc nhiên là không thể xử lý được 100%.
- Về sáo nhựa, sáo kim loại, sáo inox, sáo nhôm thì âm sẽ không bằng sáo trúc nứa được (nếu nhựa cao cấp thì âm có thể vang và trong nhưng không được êm và ngọt như trúc nứa hay gỗ được). Sáo gỗ thì còn tùy loại gỗ và độ già, …và hiện không phổ biến, chi phí chế tạo cao, ít người sử dụng nên mình không đề cập đến.
Trên đây là những đặc tính chung về âm của sáo nứa Bắc, sáo nứa Nam và sáo trúc. Tuy vậy, như mình đã nói là còn tùy cây nên không thể khẳng định nên chọn dòng sáo bằng loại nguyên liệu vào được. Và còn tùy thuộc vào cách chọn lựa và xử lý nguyên liệu theo các quy tắc dưới đây:
- Trúc nứa càng già, càng mọc ở vùng núi cao hơn, khô cằn hơn thì càng chắc hơn, càng đanh hơn.
- Trúc nứa càng dày thì âm càng bí nhưng sẽ dày tiếng hơn.
- Trúc nứa càng mỏng thì âm sẽ càng vang và càng dễ lên cao hơn.
- Trúc nứa càng khô thì âm sẽ càng vang và đầm tiếng hơn.
- Trúc nứa xử lý lòng càng tốt thì âm càng hay.
Do vậy:
- Nếu chọn nứa Bắc bạn có thể chọn cây nứa dày hay mỏng vì mỗi cái đều có màu âm riêng và không nên chọn sáo nứa Bắc già quá, đanh quá thì âm sẽ không được mềm mại.
- Nếu chọn sáo nứa Nam bạn nên chọn những cây nứa già, đanh nhất có thể, và nếu có lớp màng có thể xử lý bớt đi để tiếng sáo đầm vang hơn.
- Nếu chọn sáo trúc, bạn cần chọn những cây trúc già và có độ dày phù hợp theo tone (vì trúc thường bị dày quá). Nếu chọn được cây sáo trúc già và không bị dày quá, thì sáo trúc tone trung và tone cao như Si B4, Đô C5, Rê D5 âm sẽ rất hay, vừa trong, vang lại vừa êm dịu. Hơn nữa, phải xử lý lòng trong của trúc tốt, đánh phẳng các mắt trúc bên trong lòng ống để tránh việc bí âm, lệch quảng. Và ngoài ra, trúc có nhiều nhựa hơn nứa và dày lại có mắt trúc nên trúc rất lâu khô.
Về các đặc tính, độ bền của sáo trúc, sáo nứa Bắc và sáo nứa Nam.
- Sáo nứa Nam thường dày nên cũng đở dập vỡ và cũng đở nứt hơn do sáo nứa Nam dẻo hơn sáo nứa Bắc. Sáo nứa Nam cũng dẻo nên dể uốn hơn và đở bị cong lại.
- Sáo nứa Bắc thường mỏng nhất nên dể bị dập vỡ, đở nứt hơn sáo trúc nhưng lại dể bị nứt hơn so với sáo nứa Nam.
- Sáo trúc thường bền lực khó bị dập vỡ (vì trúc dày và có mắt trúc cứng) nhưng lại dể nứt hơn do hanh khô, thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trúc dẻo nên dể uốn và đở bị cong lại sau thời gian sử dụng.
Các bài viết cần xem thêm:
- Nên chọn mua sáo Dizi hay sáo trúc nứa Việt
- Nên chọn mua sáo nứa Bắc hay nứa Nam hay sáo trúc?
- Nên chọn mua sáo tone gì?
- Nên chọn mua sáo 6 lỗ hay sáo 10 lỗ?
Để mua sáo, các bạn có thể truy cập sáo trúc Việt hoặc liên hệ 0347188688 (tìm theo sđt để nt Zalo hoặc Facebook nhé).
Video giới thiệu các loại sáo ngang của shop.
Xem clip ở đây
…