Làm thế nào để thổi sáo kêu

Chuyên mục hướng dẫn thổi tiêu-sáo trúc cơ bản:

Thoi-sao-cung-trang

Làm thế nào để thổi sáo kêu, thổi sáo ra tiếng?

Học thổi sáo, chỗ nào khó nhất, làm thế nào để vượt qua được. Bài viết này giành cho những bạn mới bắt đầu học thổi sáo trúc.

Như mình biết, đã rất nhiều người từ bỏ tiêu sáo, chỉ vì thổi mãi chả ra được cái nốt gì. Trong khi mục tiêu của họ rất đơn giản, nó thể hiện ở những câu nói của họ như là: ” cậu ơi, liệu sau 3 tháng tớ có thổi nỗi bài nữ nhi tình cho người yêu tớ nghe không?” hay ” liệu từ giờ đến Tết tớ có thổi được bài lòng mẹ cho mẹ tớ nghe không?” … Đó là những câu hỏi của khá nhiều người đã hỏi mình khi mua sáo, đặc biệt là con gái. Mấy người này thường là rất mê sáo, nghe thổi sáo trên youtube suốt ngày, … nhưng mà, theo mình thấy thì rất nhiều người đã, sắp sửa bỏ cuộc, hoặc để mốc sáo. Lý do là: thổi mãi không ra cái âm thanh gì.

Mình thổi sáo cũng gà gà thôi, dù là cầm cây sáo thổi từ hồi lớp 11, hồi đó nói chung là bài nào cao hơn nốt fa2 thì thôi khỏi tập, chưa có cái gọi là cảm âm bài hát thì phải, vì mình cũng chả lên mạng bao giờ, chơi tập tọe với cái sáo chợ, có khi vài tháng mới chơi lần, … nói chung cho đến cuối năm thứ 4 ĐH cũng tự tin là biết thổi sáo, bài nào lên đến si2 thì nghỉ. Nói chung như thế đã rõ độ ngu … à, không, nói chung không biết tập và cũng không chịu tập. Sau đó là tham gia clb tiêu sáo ĐH Bách Khoa Hà Nội, hiện giờ nói chung là cũng biết thổi sơ sơ gọi là.

Năm nay mình đã sang năm thứ 6 (quá hạn hiện tại là 1 kỳ và hưa hẹn còn nhiều) nói chung tính sơ sơ và 7 năm chơi sáo rồi, mà tính cho công bằng là gần 2 năm gọi là biết tập nhưng nhác tập.

Nói vào chủ đề chính nhá!

– Thổi kêu sáo có nghĩa là: thổi ra tiếng ở mọi thế bấm chuẩn, thường thì khó nhất là nốt do1. Khi lên quảng cao thì nốt sol2 trở lên rất khó cho mấy người mới tập chơi.

– Theo mình việc quan trọng nhất để bắt đầu tập sáo đó là cầm sáo. Đây là bước mà mọi người thường xem nhẹ. Lý do: cầm sáo tốt thì ngón tay sẽ linh hoạt hơn, sáo chắc chắn hơn, và đây là yếu tố quyết định có thổi được sáo kêu không và âm có tròn tiếng không,… Một số clip đã hướng dẫn cách cầm sáo và làm thế nào để thổi được sáo kêu. Nhiều người đã xem nhưng vẫn xem nhẹ. Theo mình, để thổi sáo kêu, tiếng sáo đẹp thì: ngón tay bịt phải kín lỗ (hở nhiều thì không bị xịt chứ hở 1 tí là bị xịt ngay) , khi cầm sáo chuẩn, việc điều chỉnh môi vào lỗ thổi sẽ rất dể dàng, việc ấp ngã môi sẽ dể dàng hơn nếu bạn biết điều chỉnh bằng ngón cái tay phải, chỉ cần dương nó ra phía trước là sáo tự nhiên sẽ ngã ra. Như vậy mình sẽ không cần phải bẻ cả bàn tay mà ngã cây sáo ra nữa.

– Sáo và môi phải tựa vào nhau với 1 lực nhất định. Quan sát mấy bạn mới tập sáo, thường thì sáo và môi không có liên kết gì với nhau nên thổi khi được khi không, đang thổi kêu tự dưng xịt. Và như thế rất khó để căng môi tạo lỗ hơi nhỏ vào lỗ thổi sáo.

Thường thì:

– Mọi người rất chán khi tập cầm sáo và thổi kêu. Cái này đương nhiên rồi.

– Mọi người rất nhác tập từng bước một. Cứ muốn nhảy thẳng vào bài.

Nên là, tập mãi không được. Sau đây là các bước tập luyện mà mình cho là cần thiết và hiệu quả.

1. Tập cầm sáo: lên youtube serch các cầm sáo để cầm theo, cầm đúng tối đa dù ban đầu hơi ngượng tay. Mọi người có thể tập cái này riêng, không cần thổi, rãnh thì đưa sáo ra mà tập

2. Vừa tập bước 1 vừa cử động tay theo các thế bấm do re mi fa, … Serch google thế bấm cho sáo.

3. Tập thổi kêu nốt si1 (mở cả các ngón) nếu thấy khó các bạn có thể không cần cầm sáo theo bước 1 cũng được, thổi kêu được rồi theo cái thế môi nó kêu mà tập cầm sau.

4. Tập thổi kêu các nốt thấp hơn si1, nếu ngón tay cầm sáo đã tốt thì các bạn chỉ việc bịt dần các ngón phía gần lỗ thổi lại phía xa lỗ thổi đến khi nào thổi được nốt do1 thì thôi. Nếu chưa, dùng băng dính bịt dần lại

5. Khi đã tập được bước 4, nếu cầm sáo đúng tư thế mà thổi không kêu thì có nghĩa là cầm sáo bị hở. Tập lại các bước trước đó.

6. Khi đã hoàn thiện các bước trên, thì tập xông hơi theo clip của bùi công thơm (youtube)

7. Tập vài bài dể lấy cảm hứng

8. Tập lên các nốt cao: nguyên tắc là, thổi rõ tốt do2 sẽ lên được nốt re2,…. nên là cứ từ từ mà tập. Lỗ môi càng bé, lực hơi càng mạnh, thì càng dể lên.

Nếu tập đúng bước, kiên trì 1 ngày 1 tiếng, thì sau một tháng bạn có thể thổi được 1 bài sáo bạn mong muốn, và bài thứ 2 thì rất dể, chỉ việc nhìn cảm âm bài hát rồi bấm theo.

Chú ý: khi tập các bạn có thể soi gương để nhìn thế môi của mình đã đúng chưa, đối chiếu với thế môi đúng để sửa, lên youtube nhìn hoặc nhìn bạn bè để xem thế môi của họ

Bạn có thể đọc thêm bài viết làm thế nào để thổi tiêu kêu

NHỚ ĐỂ LẠI GÓP Ý Ở PHẦN BÌNH LUẬN!

Mình rất vui khi các bạn đã đọc bài viết này!

Lãng Tử Sáo

Bình luận

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Điền mã captcha *

Call Now Button