Động tiêu_nhạc cụ dân tộc

Chuyên mục giới thiệu các loại tiêu-sáo trúc:

dong tieu bat khong truc tim cao cap

Tiêu, tên gọi đầy đủ, động tiêu, là một loại nhạc cụ dân tộc điển hình trong nên văn hóa Việt Nam cũng như Trung Quốc

Bài viết này của mình sẽ giới thiệu tổng quan về tiêu, loại nhạc cụ đang bắt đầu được sử dụng khá nhiều trong các loại nhạc cụ dân tộc, nó đi kèm với sáo ngang

Tiêu thường được làm bằng trúc: có thể là trúc tím (nhập từ Trung Quốc là chính) trúc, trúc Cao Bằng, Bắc Cạn, Hàng Giang, … và một cái tên khá phổ biến là ” trúc Gia Bình” , thực tế thì trúc ở gia bình chủ yếu cũng được nhập về từ các vùng trên, chủ yếu là Bắc Cạn. Ngoài ra trúc Đà Lạt vốn được biết đến là loại trúc cho âm tiêu quảng trầm hay nhất. Tiêu còn có thể làm bằng nứa, gỗ, nhôm, inox,… Tuy nhiên tiêu trúc phổ biến và được ưa chuộng nhất.

Về cơ bản, cây tiêu có nguyên tắc phát âm giống cây sáo, bao gồm lỗ thổi và các lỗ âm, lỗ âm bao gồm lỗ định âm ( âm do lỗ định âm phát ra được đặt tên cho tone của cây tiêu Việt) và các lỗ bấm. Lỗ thổi của tiêu khác với sáo ở chỗ nó ngay 1 đầu ống tiêu, và tiêu thổi dọc, sáo thì thổi ngang.

Tiêu có âm sắc trầm, ấm, nhẹ nhàng và sâu lắng. Nó thường dùng để thể hiện các tác phẩm buồn, du dương, sầu thẳm, thể hiện tốt sự thương nhớ, đau xót, … Hiện này một số người chế tác ra các cây tiêu để chơi quảng cao, chơi lên quảng 3 của tiêu, nó cũng tương đương như quảng 2 của sáo, thể hiện một phong cách riêng, một nét đột phá. Tấc nhiên nó khá là khó và cần thời gian luyện tập, cũng như thời gian làm ra cây tiêu có thể lên tốt các nốt cao đó.

Tone phổ biến của tiêu thường là tone đô trầm (c4) thấp hơn cây sáo phổ biến đô (c5) một quảng 8 về cao độ. Các tone khác của tiêu như : si trầm, sib trầm, rê, mi.

Các tác phẩm có thể chơi trên tiêu phổ biến như: trường tương tư, hồng lâu mộng, khát vọng, táng hoa ngâm, lục giã tiên tung,… hoặc một số tác phẩm nhạc việc như: câu hò bên bến bờ hiền lương. huế xưa, mẹ yêu con, ru con, …

Xết về nguồn gốc hiện có 2 dòng tiêu chính ở Việt Nam, đó là tiêu Việt và tiêu Tàu. Tiêu Việt có nốt si chuẩn, tiêu tàu có nốt si non (tàu trọng sib)

Xét về hệ bấm hiện có 2 hệ chính là hệ bát khổng (6-1-1) và hệ 10 lỗ ( 6-1-1-2). Tiền thân của hệ bát khổng là hệ 5-1, xuất xứ từ Trung Quốc, hiện nay hệ bát khổng được chế thêm lỗ fa# thành tiêu 9 lỗ. Tiền thân của hệ 10 lỗ là hệ 4-2, do Việt Nam sáng tạo ra. Hiện nay hệ 10 lỗ còn được cải tiến lên hệ 11, 12 lỗ phục vụ chơi thăng giáng và chơi quảng cao, ngoài ra, nó cũng có thể bớt nốt do# đi thành 9 lỗ, vì nốt đô # trên tiêu 10 lỗ khá là khó bấm.

Mình sẽ phân loại kỹ hơn về các loại tiêu ở bài viết tiếp theo

 

Các bạn có thể đặt hàng 1 cây tiêu tại shop mình để thõa mãn đam mê, mình sẽ hướng dẫn trực tiếp và nhiệt tình, ít ra là giúp các bạn thổi kêu được nó. Mua động tiêu tại shop, các bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về mọi mặt: chất lượng, giá cả, cạnh tranh, sự tư vấn nhiệt tình,…

NHỚ ĐỂ LẠI GÓP Ý Ở PHẦN BÌNH LUẬN!

Mình rất vui khi các bạn đã đọc bài viết này!

Lãng Tử Sáo

Bình luận

Bình luận

Sáo các tone Việt phổ biến: Sáo đô hoặc sáo La trầm

Call Now Button