Giới thiệu các loại tiêu-sáo trúc:

Dizi cũng giống như sáo trúc Việt Nam. Bài viết này của mình sẽ nói cụ thể về dizi: cấu tạo, cách thổi, như thế nào là dizi tốt, chỗ mua bán dizi uy tín
Mục lục - Bấm vào mục lục để đến phần cần xem
Cấu tạo, cách chơi của dizi
Dizi có cấu tạo, thang âm, thế bấm gần giống như sáo ngang Việt Nam
Cấu tạo dizi:
Một cây dizi thường bao gồm: Thân sáo chứa lỗ thổi, lỗ thoát hơi, lỗ định âm, lỗ dán màng rung và các lỗ bấm, khớp nối, và phần trang trí.
Các phụ kiện đi kèm có thể có là miếng bảo vệ màng rung, dây treo, màng rung, …
Hệ lỗ thoát hơi, định âm phổ biến của dizi là hệ 2 lỗ thoát hơi 1 thẳng hàng, 2 lỗ định âm song song, 2 lỗ này có thể treo dây.
Lỗ dán màng rung được đặt ở giữa lỗ nốt si và lỗ thổi. Vị trí chính xác như thế nào thì tốt, thì rung được nhiều nốt hơn, hiện nay ở Việt Nam cũng ít người nghiên cứu ra. Mình có một ít bí quyết ở khoản này dùng để tùy chỉnh dizi khi bán cho khách hàng nhưng là bí mật. Vị trí và cách khoét lỗ màng rung rất quan trọng vì điểm khác biệt rõ ràng nhất của dizi và sáo trúc Việt Nam là chỗ này.
Phần trang trí, bảo vệ dizi: Dizi thường được quấn nhiều vòng dây lên thân sáo. Ngoài mục đích để trang trí dizi, bảo vệ dizi (chống nứt), thì nó còn ảnh hưởng đến âm sắc cây dizi ở chỗ độ rung của tiếng sáo sẽ tập trung vào màng rung. Với sáo trúc Việt Nam, việc quấn dây này sẽ hạn chế độ vang, độ rung của cây sáo, làm cho tiếng sáo bớt mềm mại hơn, nhưng ở một khía cạnh nào đó nó đồng nghĩa với tiếng sáo sẽ chắc chắn hơn. Hai đầu của dizi thường được bọc lại vừa để trang trí vừa để bảo vệ sáo. Theo mình thấy thì thường thì nó làm bằng nhựa. Với những cây dizi loại thường (ở Việt Nam chủ yếu là loại này, kể cả dizi nạm ngọc, bạch mã, dizi giả ngọc, dizi trúc tím … hay khớp kép cao cấp) thì nó thường được làm bằng nhựa (có thể là màu trắng với dizi sinh viên, giả đá hoa cương với các dizi víp hơn) và nó chủ yếu để trang trí chứ nó dể vỡ lắm, rơi thì chắc là vỡ cái bầu bọc này trước thân sáo.
Thân của dizi được làm bằng trúc tàu với nhiều loại khác nhau, được phơi hoặc sấy khô 1 cách cẩn thận. Theo một số trang web giới thiệu sản phẩm dizi bên đó, thì nó được để khô tự nhiên tầm vài năm, nhưng theo mình nghĩ thì chủ yếu nó sấy khô là chính (với những dòng dizi rẻ). Một cây dizi tốt, hay ngoài sự chế tác tuyệt vời của nghệ nhân làm ra nó thì nguyên liệu (cây trúc) là rất quan trọng. Dizi ở Việt Nam tốt hay không tốt chủ yếu cũng được phân biệt từ cái đó vì chủ yếu dizi bên mình dù vip đến đâu nó cũng được làm bán công nghiệp..
Giới thiệu về cấu tạo của dizi
Dizi thường có khớp nối, khớp nối có thể là khớp đơn, khớp kép, làm bằng đồng hoặc inox. Thường thì loài khớp inox và khớp kép tốt hơn. Khớp nối có nhiệm vụ chính là để hiệu chỉnh cao độ âm thanh. Ngoài ra, nó còn biến cây dizi ngắn hơn với 2 khúc nối với nhau, tiện cho lau chùi bảo quản sáo và vận chuyển.
Các loại khớp nối của dizi nói riêng, sáo tàu nói chung
Điểm khác biệt ở dizi so với sáo trúc Việt bao gồm:
– Dizi có lỗ dán màng rung: lỗ dán màng rung nằm ở giữa lỗ thổi và các lỗ bấm, được dán màng rung vào để tạo âm rung
– Nốt si của dizi thường bị non, có khi nó gần như là nốt sib. Vấn đề này nằm ở cái thang âm của Tàu nó khác. Theo một số quan niệm thì dizi trọng nốt sib, việc làm chuẩn nốt sib ( thế bấm 000xx0 ở sib1 và 0000×0 ở sib2) đã làm cho nốt si của dizi bị non, nó xem như và bị phô so với sáo Việt. Tuy nhiên, nhiều cây dizi vẫn cho nốt si không non nhiều, vẫn chơi tốt cho nhạc Việt. Vấn đề ở đây nằm ở chỗ, lối chơi dizi bên Trung Quốc có thể là vẫn không thống nhất, đặc biệt là ở nốt sib. Theo mình, có vùng họ mở sib1 và sib2 đều ở thế 000000 hoặc ở thế bấm 0000×0, thế nên nốt si họ quá non và xem như không sử dụng được, thêm vào đó nốt do2 và do3 theo thế xxxxx0 rất khó kêu và thiếu độ vang. Thường thì người Việt mình thích loại dizi vừa chơi được nốt sib vừa chơi được nốt si.
Dizi có màng rung, vì thế mà âm của nó rất sầu, rất buồn, nó đậm màu của nền âm nhạc Trung Hoa.
Cách chơi (thổi) dizi.
Về cơ bản, dizi chơi như sáo ngang Việt Nam. Theo mình, kỹ thuật sử dụng chính và quan trọng nhất của dizi là rung hơi, sự khác biệt ở đây là màng rung. Các nghệ sĩ chơi dizi hay luôn biết kiểm soát độ rung của màng rung rất tốt. Thế nên, ngoài cấu tạo của lỗ dán màng, loại màng rung, thì việc dán màng rung đúng rất quan trọng. Trên youtube có vài clip nói về cái này, các bạn có thể tham khảo. Mình cũng sẽ cố gắng tìm hiểu thật kỹ để viết một bài về điều này trong thời gian sắp tới.
Hiện nay, nhiều người còn thích âm của dizi hơn cả sáo ngang Việt, có người lại muốn bài trừ nó. Theo cá nhân mình, cái gì nó hay thì cứ nghe, cứ chơi, dizi dù không hợp để chơi nhạc Việt, chơi dân ca, nhưng nó cũng là một nét đặc sắc trong âm nhạc.
Về hệ bấm và thang âm. Dizi có hệ bấm và thang âm giống sáo ngang Việt Nam. Tuy nhiên, nốt sib1 được mở thế oooxxo hoặc ooooxo thậm chí mở cả oooooo, ở quảng 3 thường thì do3 oooxxo, rê3 xoooxx, …Vì dizi lòng thường to hơn sáo trúc Việt cùng tone, nên nó khó lên quảng 3 hơn, mở thế trên sẽ dể lên hơn, ít khi xịt.
Như thế nào là một cây dizi tốt, hay.
Có lẽ đây là điều mà rất nhiều bạn quan tâm khi đọc bài viết này của mình. Phần trên của bài viết đã nói đến vấn đề này. Theo mình, 1 cây dizi tốt là một cây dizi chuẩn âm, rung tốt, âm sắc trong và sắc nét.
Về việc chuẩn âm: dizi có nốt si hơi non để chơi sib thế Tàu. Vấn đề là nốt si nó non ở mức độ như thế nào thì chuẩn dizi. Mình cũng không hiểu rõ về vấn đề này lắm, nhưng theo mình thì nốt si chỉ nên non ít, đảm bảo khi mình xử lý cao độ (dùng hơi, thế môi) vẫn thổi được ra nốt si chuẩn. Có nhiều cách mở thế nốt si giáng như phần trên đề cập đến nhưng mọi thế bấm đều nên kết hợp với sự căn chỉnh luồng hơi và đôi tai để tạo ra âm chuẩn nhất. Tuy nhiên, dựa trên thế bấm phổ biến của dizi với người chơi Việt mình thì nốt si phải không quá non để dùng hơi ép thổi ra nốt si chuẩn được.
Về độ rung của màng rung: Điều này phụ thuộc vào chất lượng màng rung, cách dán màng, cách thổi (ép hơi) của người chơi. Nên trước khi đánh giá cây dizi, bạn phải biết về nó đã. Phần còn lại phụ thuộc vào nguyên liệu và cách chế tác của người làm ra nó, mà quan trọng nhất là vị trí và cách khoét lỗ dán màng. Làm thế nào mà nó rung được càng nhiều nốt càng tốt, rung nghe êm, sướng tai, chứ không phải nghe è è. Mình thấy, màng rung nên dán căng một tí, và có nhiều nếp nhăn ngang màng, nhưng không nên bị gấp (nhăn chứ không phải gấp), làm thế nào mà đến tầm nốt mi1 nó mới rung rõ. Như vậy việc lên quảng 2, 3 trên dizi mới tốt và mới rung tốt ở quảng 2. Thường thì dizi chỉ rung đến được fa2, sol2. Mình sửa lại dizi chủ yếu cũng là fix lỗi này và làm cho dizi dể thổi hơn, lỗ đẹp hơn.
Về âm sắc: Tấc nhiên, âm sắc phụ thuộc vào cây trúc và cách khoét các lỗ bấm, lỗ thổi rồi. Cái này mình xin phép không nói rõ. Mọi người cứ test thấy âm nó ít xì, vang vang tí là ok, còn lại là cảm nhận riêng của mỗi người. Chọn onl thì cứ nhìn cái thớ trúc nó già, rõ thớ, đậm màu, … là tốt.
Dizi tại shop Lãng Tử Sáo
Dizi được bán tại shop bao gồm dizi thường (sinh viên), dizi víp ( nâu đen, nạm ngọc, bạch mã, …), … Được phân loại rõ ràng, nhiều mức giá tùy theo chất lượng của từng sản phẩm. Ngoài ra, mình có chỉnh sửa lại dizi theo yêu cầu của khách hàng, để cây dizi tốt hơn, giá cả chỉ chênh lên một chút. Mua sáo dizi (sáo tàu, sáo Trung Quốc) tại shop, các bạn sẽ yên tâm về chất lượng, độ chuẩn, độ rung, …
NHỚ ĐỂ LẠI GÓP Ý Ở PHẦN BÌNH LUẬN!
Mình rất vui khi các bạn đã đọc bài viết này!
Bình luận
Sáo các tone Việt phổ biến: Sáo đô hoặc sáo La trầm