Hướng dẫn cách làm chế tạo tiêu-sáo trúc cơ bản, hướng dẫn chi tiết bước xử lý nguyên liệu (trúc, nứa)

Trúc nứa xử lý như thế nào thì tốt: hun khói, luộc, ngâm muối, để khô tự nhiên, phơi nắng, … như thế nào thì tốt hơn? Làm sao để xử lý mối mọt, ẩm mốc, …Các bạn sẽ hiểu thêm khi đọc bài phân tích này.
Trước hết chúng ta cần biết về sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm thanh cây sáo tiêu, các ưu nhược điểm, các vấn đề xảy ra trong qua trình sử dụng.
Bài viết Âm sắc là gì, Như thế nào là cây sáo tốt, Sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc tiêu sáolà những bài viết cần thiết hỗ trợ cho bài viết này. Các bạn nên đọc qua trước.
Mục lục - Bấm vào mục lục để đến phần cần xem
Âm sắc tiêu sáo phụ thuộc vào cái gì ở nguyên liệu làm ra nó.
Đọc bài viết “âm sắc là gì”, các bạn sẽ hiểu được âm sắc sẽ chịu ảnh hưởng của nguyên liệu ở chỗ, nó hấp thụ đi tần số âm nào và rung động với tần số âm nào. Âm sắc nó được thể hiện bởi nhiều tần số âm với biên độ khác nhau, tạo nên độ thị âm thanh. Nguyên liệu có sự phản xạ âm tốt, và rung động với âm sắc tốt, sẽ cho ra cây sáo tiêu có âm sắc tốt.
Các thành phần ảnh hưởng đến âm sắc ở nguyên liệu.
Đọc bài viết “Sự ảnh hưởng của nguyên liệu đến âm sắc tiêu sáo” , chúng ta sẽ hiểu được cấu tạo của các nguyên liêu như tre, trúc, gỗ, nhựa, các kim loại, hợp kim khác. Ở đây, chúng ta chỉ cần quan tâm đến trúc nứa. Trúc nứa bao gồm các bó và lớp nhựa liên kết và nước, các bó nứa sẽ cứng cáp, dần từ trong ra ngoài, trong cùng sẽ là lớp màng mỏng mềm (nếu là trúc, khi thông lòng lớp màng này sẽ mất đi). Trúc thì nhiều nhựa hơn nứa nên sẽ lâu khô hơn và dẻo hơn. Bó trúc bé hơn bó nứa. Bó cũng có thể gọi là thớ. Khi đánh giá một cây nứa trúc thông qua hình ảnh, người ta thường dựa vào thớ để đánh giá (bằng cách cắt mịn ngang cây trúc nứa). Lớp nhựa khô có tác dụng truyền dao động giữa các thớ trúc nứa với nhau, và liên kết chúng lại nhưng nhiều quá cũng là thành phần cản trở, nước thì hấp thụ kha khá âm thanh bởi gây ma sát. Khi trúc nứa khô, chúng ta bỏ nước vào lòng sáo thổi sẽ có âm thanh trong và vang hơn, nhưng khi nước và nhựa trong trúc nứa chưa khô, thì nó đang ở dạng nhầy, không những ko truyền dao động mà còn càn trở.
Như vậy, chúng ta có thể rút ra được như sau:
Nguyên liệu càng khô càng tốt, lớp nhựa vừa phải sẽ tốt, càng nhiều nhựa càng phải để khô kỹ hơn, để lâu hơn. Các thớ nứa trúc nên sát gần nhau hơn để truyền âm thanh nhưng không nên là khối đặc vì sẽ không có không gian để dao động. Chúng ta có thể liên tưởng đến cách tạo phòng cách âm bằng xốp, hoặc tạo lớp rỗng bên trong, sẽ hiểu được vấn đề này.
Phân tích các phương pháp xử lý nứa trúc hiện nay.
Hun khói: hun khói là hình thức để trúc nứa trên bếp củi (hun chậm), hoặc lò hun (hun nhanh). Hun khói sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô, mất nhựa, và có màu nâu đen. Hun khói có thể chống mối mọt về sau, một phương pháp chống mối mọt rất tốt.
Phơi nắng: Phơi nắng cũng là một hình thức ép cho trúc nứa khô nhanh hơn nhưng chậm hơn hun khói (cái này cùng tùy nắng to không và bếp có hay sử dụng không). Phơi nắng vừa đủ sẽ cho màu đẹp, sáng và ảnh hưởng ít đến độ rỗng của các thớ trúc nứa.
Để trong nhà: Để trong nhà giúp trúc nứa khô chậm nhất, nó có vẽ tốt, nhưng cũng có khá khá nhược điểm như: ẩm mốc, màu sắc, thời gian khô, … Việc nước ở trong ống trúc nứa quá lâu cũng không tốt khi mà nó sẽ làm thớ nứa bị mục đi phần nào.
Ngậm muối: Có thể ngâm muối, hoặc ngậm muối trong lòng ống trúc nứa. Theo mình thì nên bỏ qua việc ngâm bởi ngâm nước lâu là không tốt (mục thớ, xấu màu võ,…). Việc bỏ muối khô trong lòng trúc nứa là khá tốt, nhưng cần nhiều thời gian để muối ngấm vào trúc nứa (tầm 1 tháng trở lên). Việc ngậm muối sẽ có tác dụng khi thổi thì lòng sáo sẽ nhanh bị ướt hơn, muối cũng làm lấp đi các lỗ hổng.
Ngâm hoặc bôi dầu bóng: Phương pháp này ít được sử dụng, và thường được sử dụng cho các tiêu sáo dòng đắt tiền. Loại dầu bóng được ngâm, bôi vào lòng sáo cần thiết là một loại dầu bóng an toàn, không độc hại, tạo được độ bóng để phản xạ âm tốt và ít ngăn cản việc ngấm và thoát nước bọt.
Luộc nứa trúc: Việc luộc nứa trúc sẽ làm cho trúc nứa nhanh khô hơn do lớp nhựa bị mất đi thì nước sẽ dể thoát hơi hơn. Phương pháp này thường áp dụng dể làm xổi, làm nhanh.
Sấy trúc nứa: Phương pháp này ít được sử dụng ở Việt Nam do không có trang thiết bị, nhưng ở Trung Quốc hình như được áp dụng. Việc sấy khô là rất tốt nếu được áp dụng khi trúc nứa đã để gần như khô, nếu sấy lúc tươi có thể gây nứt và làm rỗng các thớ trúc nứa.
Tấc nhiên còn một vài thủ thuật xử lý khác nữa, mình đang thử nghiệm, nếu thành công sẽ chia sẽ anh em sau.
Vậy nên, việc xử lý trúc nứa, phải làm sao khô kiệt, và không nên quá vội vàng vì khi ép nó khô vội bằng cách phơi, hay hun khói, hay luộc thì lớp nhựa sẽ ít đi hình thành các lỗ rỗng, các thớ nứa trúc cũng bị cách xa nhau. Hiện tại, cách sử lý trúc nứa của shop mình là dể mái hiên, phơi nắng nhẹ tầm 6 tháng trở lên mới đem làm sáo tiêu, một số sẽ được xử lý đặc biệt hơn. Mình không khẳng định phương pháp xử lý trúc nứa tốt nhất là gì vì còn tùy vào trúc nứa đó có tính chất như thế nào nữa. Các bạn có thể đọc và hiểu kỹ các phân tích ở trên và lựa chọn cho mình một phương pháp xử lý phù hợp.
Đọc bài viết này, chúng ta sẽ thấy rõ hơn về cách xử lý nguyên liệu để làm tiêu sáo tốt nhất. Hơn nữa, các bạn sẽ hiểu hơn về sự khó khăn cho việc chế tạo ra một cây sáo, cây tiêu chất lượng, không chỉ mua cây trúc nứa 10 – 30k, khoét vài chục phút hay vài tiếng mà ra được một cây sáo tốt. Có nhiều bạn nghĩ rằng, cứ làm thành sáo trước, thổi dần thì nó khô, cần gì để lâu. Nhưng để khô mới khoét thì âm thanh sẽ chuẩn hơn và về sau sẽ tốt hơn, việc khoét lúc chưa khô làm sai lệch âm thanh lúc khô và làm cho tuổi thọ cây sáo tiêu sẽ thấp hơn do bị đọng nước, dể mục, không vỡ tiếng được. Các bạn có thể đọc thêm các bài viết như ” giá trị của một cây sáo, tiêu” , hoặc Định nghĩa về vỡ tiếng trong tiêu sáo
NHỚ ĐỂ LẠI GÓP Ý Ở PHẦN BÌNH LUẬN!
Mình rất vui khi các bạn đã đọc bài viết này!